Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

Đăng ngày 27 - 09 - 2022
Lượt xem: 9.617
100%

Theo đó, Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị; lập dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (đơn vị dự toán cấp 1) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, thẩm tra phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính và dự toán thu, chi của các đơn vị trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét, có ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; cụ thể:

 

Đối với các đơn vị trực thuộc địa phương quản lý:

- Cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định của các đơn vị trực thuộc; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ kết quả thẩm tra và đề nghị của cơ quan quản lý cấp trên, xem xét, có ý kiến bằng văn bản về việc phân loại đơn vị theo mức tự chủ tài chính; kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ;

- Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên trình Ủy ban nhân dân các cấp (hoặc cơ quan được phân cấp) quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị trực thuộc (đối với các đơn vị thuộc tổ chức chính trị thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan được ủy quyền quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị theo thẩm quyền), trong đó: xác định phân loại đơn vị; mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên giao tự chủ cho các đơn vị (nhóm 3 và nhóm 4) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; kinh phí đặt hàng; nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đối với đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan tài chính cùng cấp căn cứ phương án tự chủ tài chính của đơn vị báo cáo, xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên giao tự chủ năm đầu thời kỳ ổn định của đơn vị; trong đó xác định kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn thu phí được để lại chi (nếu có) năm đầu thời kỳ ổn định giao tự chủ; dự kiến phân loại đơn vị theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị theo quy định; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị (áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công thuộc Ủy ban nhân cấp tỉnh/Ủy ban nhân dân cấp huyện);

Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công được ổn định trong thời gian 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ ổn định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng đến năm 2025.

Năm cuối của mỗi thời kỳ ổn định, các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế hoạch và thời kỳ tiếp theo để xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán ngân sách của năm kế hoạch;

Đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ tự chủ tài chính định kỳ hàng năm phải báo cáo kết quả thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp quản lý) để tổng hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP trước ngày 28 tháng 2 năm sau (theo Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

Thông tư 56/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/11/2022.

 (đính kèm Thông tư số 56/2022/TT-BTC)


6.2022.TT-BTC HD một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đv sncl.pdf

Tin liên quan

Định giá tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ(25/04/2024 10:46 SA)

Lịch làm việc lãnh đạo từ 15/4/2024 - 19/4/2024(25/04/2024 9:15 SA)

Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý,...(24/04/2024 3:07 CH)

Tổng kiểm kê tài sản công từ ngày 01/01/2025(24/04/2024 2:47 CH)

Công bố Quyết định thanh tra tại Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ(24/04/2024 2:33 CH)

Tin mới nhất

Định giá tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ(25/04/2024 10:46 SA)

Lịch làm việc lãnh đạo từ 15/4/2024 - 19/4/2024(25/04/2024 9:15 SA)

Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ về quản lý,...(24/04/2024 3:07 CH)

Tổng kiểm kê tài sản công từ ngày 01/01/2025(24/04/2024 2:47 CH)

Công bố Quyết định thanh tra tại Trung tâm thông tin ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ(24/04/2024 2:33 CH)

59 người đang online
°