Sáng ngày 30/9/2024, tại Hội trường UBND tỉnh, HĐND tỉnh Ninh Thuận tổ chức kỳ họp thứ 20 HĐND tỉnh khoá XI, nhiệm kỳ 2021-2026 thông qua một số nghị quyết quan trọng như:
+ Điều chỉnh, phân bổ và giao bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2024 cho các cơ quan, đơn vị và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ theo Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 19/9/2024 của UBND tỉnh.
+ Quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với dự toán mua sắm thuộc phạm vi quản lý và phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận theo Tờ trình số 116/TTr-UBND ngày 16/9/2024 của UBND tỉnh.
+ Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số 12/2023/NQ-HĐND ngày 25/7/2023 quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện một số chính sách trong Đề án một số cơ chế chính sách đặc thù trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2022-2026 đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 theo Tờ trình số 113/TTr-UBND ngày 16/9/2024 của UBND tỉnh.
+ Quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
+ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 19/5/2020 của HĐND tỉnh thông qua Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
+ Nghị quyết cho ý kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Tham dự kỳ họp có đồng chí Phạm Văn Hậu - Phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Minh Lực - UVBTVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp; các đồng chí lãnh đạo Đoàn ĐBQH, UBND, UBMTTQVN tỉnh; TAND, VKSND, Cục thi hành án Dân sự tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành và các đại biểu HĐND tỉnh, phóng viên Báo, đài Trung ương và địa phương dự đưa tin.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã trả lời chất vấn, giải trình làm rõ những vấn đề các Ban của HĐND tỉnh và đại biểu ý kiến, để hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết.
Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phạm Văn Hậu - Phó Bí thư thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao sự phối hợp của các sở, ngành. Nội dung, chương trình kỳ họp được chuẩn bị sâu, kỹ; các báo cáo thẩm tra,dự thảo nghị quyết trình kỳ họp đảm bảo chất lượng, khả thi. Công tác phối hợp tổ chức kỳ họp chặt chẽ, kịp thời./.