KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN

Đăng ngày 08 - 10 - 2021
Lượt xem: 367
100%

<p> Ngày 15 tháng 9 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 76/2021/TT-BTC về việc Hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2021. Các chế độ trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

 

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Về nội dung và mức chi được quy định chi tiết tại Điều 3 Thông tư số 76/2021/TT-BTC.

Hàng năm, cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư này lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị mình, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định.

 Riêng  đối với năm 2021, các cơ quan, đơn vị (bao gồm cả các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập) sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có trách nhiệm tổng hợp kinh phí còn thiếu (sau khi sử dụng cả dự toán được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước) do thực hiện các chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập) thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Các địa phương được phép sử dụng dự toán được giao (bao gồm dự toán được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước) và nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện chế độ trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; trường hợp còn thiếu tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để đảm bảo nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội theo nguyên tắc hỗ trợ của giai đoạn 2017-2020 quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2020 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

(Đính kèm Thông tư số 76/2021/TT-BTC): tt76_2021_tt_btc.pdf


Tin liên quan

Tin mới nhất

Đánh giá tham nhũng năm 2023(28/04/2024 10:18 SA)

Đánh giá tham nhũng năm 2022 (Bổ sung ngày 01/8/2023)(01/08/2023 10:28 SA)

Đánh giá phòng chống tham nhũng năm 2021 (07/06/2022 5:47 CH)

Đánh giá phòng chống tham nhũng năm 2021(11/05/2022 4:00 CH)

Đánh giá phòng chống tham nhũng năm 2020(16/08/2021 9:39 CH)

118 người đang online
°